Đau họng sổ mũi là triệu chứng phổ biến ở đường hô hấp trên
Các triệu chứng này thường xảy ra khi cổ họng bị viêm, phù nề do dị ứng, nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm. Hiện tượng viêm ở niêm mạc đường hô hấp trên còn kích thích bài tiết dịch hô hấp, dẫn đến triệu chứng ứ đờm ở cổ, sổ mũi và hắt hơi.
Phần lớn các trường hợp bị đau họng và sổ mũi đều có mức độ nhẹ và nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này có thể có mức độ nặng và bắt buộc phải can thiệp y tế do nhiễm liên cầu khuẩn (loại vi khuẩn thường gây viêm họng cấp, viêm xoang,…).
Theo thống kê, bị đau họng kèm sổ mũi thường là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
– Viêm mũi họng (cảm lạnh)
Viêm mũi họng (cảm lạnh/ cảm) là bệnh lý hô hấp trên thường gặp nhất. Đặc biệt là ở giai đoạn thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột. Bệnh xảy ra do nhiễm virus (chủ yếu là nhóm rhinovirus), dẫn đến tình trạng viêm cấp tính ở hầu họng và niêm mạc mũi. Ngoài ra, cảm lạnh cũng có thể là hệ quả do tiếp xúc với không khí lạnh, hút thuốc lá, dị ứng phấn hoa,…
Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau cổ họng kèm sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, ho khan, uể oải và mệt mỏi nhẹ.
Cảm lạnh là bệnh lý lành tính, chủ yếu gây ra triệu chứng ở mũi – họng và có thể tự thuyên giảm sau 1 – 2 tuần.
– Viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm và phù nề đột ngột do dị ứng, nhiễm virus, nấm hoặc vi khuẩn. Mức độ triệu chứng của bệnh lý này phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.
Thông thường, viêm họng cấp do virus, dị ứng và nấm chỉ gây ngứa cổ họng, đau họng, sổ mũi, khàn tiếng, ho khan, ngứa mũi, sốt nhẹ, đau đầu,…
Nếu xảy ra do vi khuẩn (chủ yếu là liên cầu khuẩn), bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, cổ họng sưng nóng, sưng hạch cổ, rét run, ớn lạnh, đau nhức khớp, choáng đầu, mắt nhạy cảm với ánh sáng và mệt mỏi.
– Bệnh cảm cúm có thể gây đau họng sổ mũi
Cảm cúm (cúm) có thể gây đau họng kèm sổ mũi. Bệnh lý này thường xảy ra khi niêm mạc hô hấp trên bị viêm, phù nề do nhiễm virus cúm A, B hoặc C. So với cảm lạnh, cảm cúm thường khởi phát triệu chứng đột ngột, phạm vi ảnh hưởng rộng và mức độ nghiêm trọng hơn.
Ngoài chảy nước mũi và đau cổ họng, bệnh lý này còn gây sốt cao, nhức mỏi cơ, rét run, ù tai, chóng mặt, mỏi mắt, ho, ớn lạnh, đau đầu, uể oải, mệt mỏi và hoạt động kém. Nếu chăm sóc và điều trị tốt, cảm cúm có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 5 – 7 ngày.
– Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hít phải phấn hoa, khói thuốc lá, không khí lạnh, mạt bụi, lông chó mèo,… Bệnh lý này điển hình bởi triệu chứng sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa và đau cổ họng nhẹ.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn có thể đi kèm với một số biểu hiện ngoài da như phát ban, nổi mề đay, da ngứa ngáy, nổi sẩn. Bệnh lý này thường có mức độ nhẹ và có thể tự thuyên giảm khi thời tiết nóng ẩm trở lại. Tuy nhiên do có liên quan đến yếu tố cơ địa nên viêm mũi dị ứng thường tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và hiệu suất lao động.
Ngoài ra, đau họng và sổ mũi cũng có thể là dấu hiệu của viêm xoang mũi.
Bệnh lý viêm xoang mũi thường xảy ra do dị ứng, nhiễm virus, nấm hoặc vi khuẩn khiến mô xoang bị viêm, phù nề và làm gián đoạn quá trình lưu thông dịch tiết.
Quá trình dẫn lưu ở các mô xoang bị gián đoạn và ứ trệ có thể gây sổ mũi, ngứa mũi, cảm giác nặng ở vùng mũi, đau nhức trán, nghẹt mũi, ho, đau cổ họng,…
Ngoài những vấn đề sức khỏe thường gặp, chảy nước mũi và đau họng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hiếm gặp khác. Để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.
Các biện pháp điều trị đau họng sổ mũi dứt điểm:
1. Thăm khám và sử dụng thuốc
2. Chữa đau họng sổ mũi tại nhà
3. Chế độ chăm sóc khi bị đau họng sổ mũi
Phòng ngừa đau họng sổ mũi bằng cách nào?
Bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
☘ Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nên giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh sử dụng đồ uống lạnh.
☘ Không hút thuốc lá, uống rượu bia và tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông thú nuôi, hóa chất, phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc,…
☘ Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh hô hấp và nên hạn chế đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh.
☘ Giữ vệ sinh răng miệng và rửa tay với xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng có khả năng nhiễm khuẩn.
☘ Nâng cao sức khỏe với chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.
Nguồn: iHS Việt Nam – Vì Sức Khỏe Cộng Đồng