Tổng hợp hỏi đáp về đột quỵ – Bí mật về đột quỵ được bật mí

Đột quỵ sẽ gõ cửa bạn vào bất kỳ thời điểm nào mà bạn khó lòng mà lường trước được, những thắc mắc về đột quỵ chắc có lẻ không ai có thể thấu hiểu hết được ngoài bác sĩ chuyên ngành. Hãy theo dõi viết này để cùng tổng hợp một số kiến thức về căn bệnh quái ác bật ngờ này nhé! Sau đây là tổng hợp hỏi đáp về đột quỵ.

1 . Vì sao lại bị đột quỵ, có thể thay đổi được những yếu tố nguyên nhân gây đột quỵ nào không ?

Đột quỵ hay là tình trạng sốc, tai biến mạch máu não. Tất cả tế bào nhu mô não phía sau bị tổn thương, dẫn đến liệt, hôn mê, rối loạn cảm giác, tử vong. Những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến đột quỵ:

– Yếu tố không thay đổi được: Tuổi tác. Với những người tuổi cao, tuổi trung niên nguy cơ đột quỵ tăng cao, bởi vì trong suốt cả quá trình làm việc bộ máy đã hoạt động quá mức dẫn đến hẹp lòng động mạch, thành mạch xơ vữa. Đáng nói là, tỷ lệ đột quỵ ở nam gấp 2 lần nữ giới, nguyên nhân là nam giới trong cuộc sống hàng ngày gánh vác nhiều công việc nặng nề lao động quá tải quá sức, lạm dụng rượu bia,hút thuốc lá..

– Yếu tố nguy cơ thay đổi được: Như chúng ta đã biết, những người bị THA, Đái tháo đường, vữa xơ động mạch, hay những bệnh nhân một số bệnh lý về tim mạch là nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ.

Vì thế để đề phòng cần thay đổi thói quen trong cuộc sống. Nếu bị THA, ĐTĐ điều chỉnh chế độ, dùng thuốc đúng đủ theo chỉ định của bác sĩ, kiểm soát đường huyết với người đái tháo đường, kiểm soát huyết áp với người THA.

Với người bị vữa xơ động mạch cải tạo chế độ ăn sinh hoạt, giảm mỡ động vật, giảm thực phẩm phủ tạng động vật. Những người thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia, những người lối sống tĩnh tại ít rèn luyện, căng thẳng, lao động làm việc trong tư thế gò bó, đứng làm việc quá mức cũng là những người có yếu tố nguy cơ đột quỵ… Tất cả những yếu tố nguy cơ trên chúng ta có thể dự phòng bằng lối sống khoa học, bổ sung giải pháp để giảm tỷ lệ đột quỵ.

2. Nửa đêm và rạng sáng – đây có phải là các điểm “đen” mà cơn đột quỵ thường ập đến không? Nguyên nhân vì sao?

Thực tế tại bệnh viện, tỷ lệ người mắc đột quỵ nửa đêm về sáng cao hơn. Vì sao lại có tình trạng này? Đối với ở nước ta, thời điểm nửa đêm về sáng, mặt trời xa chúng ta nhất, nhiệt độ sẽ giảm, lạnh hơn, điều này sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ như tôi đã nói ở trên. Thứ 2 là ở người cao tuổi có bệnh mạn tính như nam giới là tiền liệt tuyến, hay tăng huyết áp. Hơn nữa, người lớn thường ngủ và dậy rất sớm để chuẩn bị bữa sáng cho con cháu hay tập thể dục, lúc đó khi đang nằm trong chăn, đang ấm mạch máu đang dãn nhưng nếu dậy ra ngoài lạnh ngay thì mạch máu co lại, dễ dẫn đến đột quỵ.

3. Trong trường hợp người thân bị đột quy, cách cấp cứu, xử lý hiệu quả và tốt nhất như thế nào?

Khi thấy người thân có dấu hiệu hiệu nói ngọng, nói khó, líu lưỡi, rối loạn ý thức, yếu liệt thì cần đặt nằm trên giường, chếch 30 độ. Nếu có nôn ói thì đặt nằm nghiêng, móc họng, kéo lưỡi tụt ra. Sau đó, nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc gọi xe taxi đưa đến bệnh viện gần nhất có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống, kể cả uống thuốc huyết áp, vì lúc này đã không còn tác dụng. Ngoài ra, không được cạo gió, chích lễ, vì như vậy sẽ làm mất thời gian vàng. Xin nói thêm với bạn đọc, thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là 3 giờ (hiện nay đã được mở rộng ra 4 giờ 30 phút nhưng tốt nhất vẫn là 3 giờ), đối với việc lấy huyết khối là 6 giờ.

4.Làm sao để biết bản thân có phải bị đột quỵ hay không?

Những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ là độ tuổi trung niên trở lên, mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, hút thuốc…. gắng sức, sinh hoạt không hợp lý, ít tập thể dục Một số dấu hiệu điển hình của đột quỵ, nếu gặp phải hãy nghĩ ngay đến đột quỵ: Tự dưng đột ngột tê yếu tay chân, nửa người/ bên cơ thể Nói ngọng khó, líu lưới Xây xẩm, chóng mặt, hoa mắt, loạng choạng Mờ mắt, Đau đầu như búa bổ.

Do có 2 loại đột quỵ nên bạn cũng cần để ý đến dấu hiệu riêng của đột quỵ cháy máu não và đột quỵ thiếu mãu não:

Đột quỵ thiếu mãu náo xảy ra ban đêm và người trung niên, cao tuổi, dễ gặp về sáng diễn ra từ từ, mức độ liệt tăng dần lên , ít có nôn, ít rối loạn cơ trong. Phải đưa ngay bệnh nhân đến viện từ 3-4,5 giờ. Chúng ta không chần chừ mất cơ hội. Đặc biệt nói đến đột quỵ là yếu liệt nửa người, đột quỵ chảy máu não: trong lúc hoạt động lao động, gắng sức, hội họp , hiện tượng xảy ra rầm rộ, người bệnh kích thích vật vã, đau đầu buồn nôn, huyết áp tăng đột ngột.

5. Đột quỵ tim và đột quỵ não khác nhau như thế nào?

Tại sao khi trời trở lạnh, nhiều bệnh nhân tim mạch lại có nguy cơ đột quỵ cao hơn? Có triệu chứng đặc thù nào để phân biệt đột quỵ tim và đột quỵ não không?

Trước kia, các chuyên gia xác định đột quỵ là chung, cả đột quỵ tim và đột quỵ não nhưng ngày nay đã được phân biệt rõ ràng. Nhắc đến đột quỵ nghĩa là nhồi máu não, còn đột quỵ tim là nói về nhồi máu cơ tim (không nói đột quỵ tim nữa). 2 vấn đề này có điểm khác nhau. Ví dụ như cơn thiếu máu cơ tim dẫn đến nhồi máu cơ tim thường đau nặng nề giữa xương ức, ngực trái, đau có thể từng cơn ngắn, thở nhanh, thở mạnh, làm việc gắng sức là đau mạnh hơn.

Đặc biệt, cơn đau của nó sẽ từ ngực lan sang vai trái, tay trái, thậm chí có người lan ra cả vùng cằm, đầu.

Thứ 2 là người bệnh có cảm giác tức nặng ở ngực, vã mồ hôi, khó thở, có thể ho. Đối với người bệnh nhồi máu cơ tim thì thường tỉnh táo, không có dấu hiệu liệt. Đối với đột quỵ có triệu chứng khác: tê bì, yếu liệt nửa người, không đau vùng ngực. Người bệnh có thể xây xẩm mặt mày, nói khó, nói ngọng, líu lưỡi, méo miệng… Như vậy, dấu hiệu để có thể phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim, về cơ bản là: nhồi máu cơ tim không liệt – đột quỵ có thể gây liệt; người bệnh đột quỵ có thể rơi vào trạng thái không có ý thức – nhồi máu cơ tim thì tỉnh táo. Điểm chung của cả 2 căn bệnh này là nếu không được xử trí sớm, đúng cách thì đều có thể dẫn đến tử vong, tàn tật.

6. Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ đột quỵ lần 2 không, tỷ lệ có cao không? Cách phòng tránh như thế nào để tránh tái đột quỵ lần 2?

Điều này chúng ta thấy rất rõ, tỷ lệ đột quỵ tái phát tương đối cao. Theo thống kê, trong năm đầu sau khi bị đột quỵ khoảng 30% sẽ tái phát, cả Việt Nam và trên thế giới, nếu như không có biện pháp dự phòng đột quỵ trở lại. Những người đã từng bị đột quỵ, sau khi được điều trị ổn định, hoặc để lại di chứng nhẹ thì phải kiểm soát huyết áp hằng ngày là điều tiên quyết. Thứ 2 nữa là uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thường xuyên, đúng liều lượng, chứ không phải thấy đỡ là ngưng thuốc. Thậm chí có nhiều trường hợp, uống thuốc thấy huyết áp ổn định rồi liền ngưng thuốc vì sợ “nếu uống tiếp lỡ tụt huyết áp thì sao”, hoặc sợ uống thuốc tây nhiều làm tăng men gan, tác dụng phụ…

Tuy nhiên, tôi xin lưu ý bạn đọc, dùng thuốc huyết áp là phải dùng cả đời, đúng thời gian quy định, không được bỏ thuốc.

Mặt khác, hiện nay chúng ta đo huyết áp chưa đầy đủ. Cách đo đúng là phải đo cả sáng, chiều và tối. Đo 3 lần mỗi ngày, mỗi lần đo phải lấy huyết áp trung bình.

Ví dụ, buổi sáng, lần thứ 1 đo được 130/90 mmHg, lần thứ 2 đo 135/95mmHg, lần thứ 3 đo 125/80 mmHg thì ta lấy trung bình khoảng 130/90 mmHg và ghi vào sổ để tránh quên, nhầm lẫn. Bởi huyết áp rất nhạy cảm với môi trường, thời tiết, tâm lý… nên nếu đo một lần thì không nắm bắt được. Bên cạnh đó, cần đo liên tục trong 7 ngày để xác định được huyết áp cơ bản của chúng ta. Còn việc do huyết áp trong 1 ngày có thể tăng giảm dao động, sáng một con số khác, chiều lại thay đổi.

Do đó, chúng ta cần đo đúng cách, đầy đủ để kiểm tra các phát hiện bất thường để kịp thời xử lý. Nếu không kiểm soát nó, chỉ cần một cơn tăng huyết áp thôi cũng đủ để gây đột quỵ. Theo các con số thống kê tại bệnh viện, các bệnh nhân bị đột quỵ thì có đến 90% là tăng huyết áp. Thứ 2 về cách đo, dù nằm hay ngồi thì đều phải để băng ép ngang tim, chứ không thể để thõng tay thì sẽ không chính xác.

7. Mùa lạnh đột quỵ cao hơn.

Vậy nếu đang có sẵn bệnh nền như huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc tiểu đường thì phải thế nào thì k bị đột quỵ được ?
Hiện nay, tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ, ngoài ra còn có xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, bệnh tim và một số bệnh mạn tính khác. Người ta thống kê trong những người đột quỵ có khoảng 70-90% những trường hợp có tiền sử huyết áp và tăng huyết áp. Gần như tăng huyết áp là nguy cơ quan trọng nhất.

Vậy tại sao tăng huyết áp lại dẫn đến đột quỵ?

Khi huyết áp tăng sẽ gây tổn thương thành mạch. Khi thành mạch bị tổn thương sẽ kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ làm tăng sinh lòng mạch, hẹp lòng động mạch, làm cho các mảng xơ vữa ở những thành phần hữu hình trong máu như bạch cầu, tiểu cầu, đại thực bào, gốc tự do… bám vào, làm hẹp và tạo huyết khối. Khi có cơn tăng huyết áp có thể gây cục máu đông di trú đi chỗ khác, gây tắc mạch chỗ khác… Hoặc làm thành mạch kém bền vững, vỡ mạch và chảy máu não.

Vì vậy, tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nguy cơ đột quỵ.

Thứ hai là đái tháo đường. Người ta thống kê những người bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ đột quỵ gấp 1.5 lần so với người bình thường. Tại sao đái tháo đường cũng dẫn đến đột quỵ? Đái tháo đường, tăng huyết áp là 2 bệnh song hành. Khi đái tháo đường làm cho độ quánh trong máu tăng lên, tốc độ dòng máu chậm lại và dẫn đến tăng huyết áp.

Như vậy, đái tháo đường dẫn đến tăng huyết áp, tăng huyết áp dẫn đến đái tháo đường, và dẫn đến các tổn thương tắc mạch nhiều hơn. Vì vậy tăng huyết áp và đái tháo đường là 2 nguy cơ song hành, cái nọ là nguyên nhân của cái kia, cái kia là hậu quả của cái nọ, nên đây là 2 yếu tố nguy cơ rất quan trọng khiến cho người mắc dễ bị đột quỵ hơn.

8. Nhà em có người mới hơn 30 đang độ sự nghiệp lên như diều gặp gió thì lại bị đột quỵ . Vì sao thế ?

Đột quỵ có rất nhiều yếu tố, nguyên nhân.

Thứ nhất, lối sống hiện đại, xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ người dân thành thị nhiều hơn, những người từ nông thôn ra thành thị mưu cầu cuộc sống tăng lên. Ở thành thị, khi làm việc tại các cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp có nhiều áp lực trong công việc từ chuyện phải tăng ca, làm liên tục kéo dài, hay người làm văn phòng thì ít vận động. Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt làm tăng áp lực, gánh nặng cho mỗi người. Từ đó đòi hỏi phải cắt giảm nhiều thời gian cho bản thân để tập trung vào sự nghiệp dẫn đến stress, tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn, rồi thì đến mất ngủ, rối loạn mất ngủ…

Đây đều là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

Thứ 2, lối sống hiện đại khiến sinh hoạt đảo lộn, ăn nhanh hơn, vội vã hơn, thức ăn nhanh trở nên phổ biến trong khẩu phần ăn của nhiều người, thích đồ ăn chiên rán, giảm thời gian ăn rau xanh, hoa quả, lạm dụng đồ uống có gas, đồ uống có cồn làm tăng tỷ lệ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp là 2 yếu tố quan trọng có thể dẫn đến đột quỵ.

Thứ 3, thời gian làm nhiều việc nhiều, bận con cái nên ít thư giãn, bỏ qua việc luyện tập thể dục thể thao, mà khi làm việc một tư thế, thành mạch trở kém trung giãn, kém đàn hồi dẫn đến hẹp lòng mạch, tăng huyết áp.

Thứ 4 là chúng ta coi thường. Vì nghĩ đột quỵ gặp ở người già, mình mới 40 tuổi thì có gì đáng lo nên không quan tâm, không kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đây là 4 vấn đề khiến đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng lên.

9. Đột quỵ nhẹ là gì ? Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ nếu không điều trị gây ra các biến chứng như thế nào?

Hiện tại tôi có các triệu chứng kéo dài từ 6-7 năm qua như: nhức đầu theo cơn, mặt bị xệ 1 bên, các phần da đầu đều mềm nhũn ra như thể có nước trong đó, mắt mờ, hàm đau nhức, hay quên, tê nhức chân tay… Tôi tìm hiểu thì thấy đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ nhẹ nên rất lo lắng và hiện cũng chưa biết khám ở đâu?

Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu thoáng qua. Trước đây, cơn thiếu máu thoáng qua được xác định là đột quỵ nhưng hiện nay nó chỉ được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Trên những người có nguy cơ cao như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch như tôi đã kể trên có thể xuất hiện dấu hiệu như: xây xẩm mặt mày, hoa mắt, chóng mặt kéo dài trên 1 tiếng, tổn thương mô não thì xác định đột quỵ. Nếu các dấu hiệu này có thể hồi phục sau 24 giờ, diễn ra trong khoảng 1 tiếng và không để lại di chứng gì thì đấy là cơn thiếu máu thoáng qua và không có tổn thương mô não. Ngoài lâm sàng phân biệt bằng cộng hưởng từ, hình ảnh hoặc một số kỹ thuật khác.

Mặc dù có thể tự hồi phục nhưng đột quỵ nhẹ hay thiếu máu não thoáng qua là yếu tố nguy cơ đột quỵ nếu chúng ta không có dự phòng, không có chế độ sinh hoạt hợp lý thì chắc chắc nó sẽ quay lại và nặng hơn. Đột quỵ nhẹ không có nghĩa là an toàn, lành tính mà đây là dấu hiệu báo động sẽ có cơn đột quỵ nặng nề hơn. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng này không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị.

10. Tôi rất lo lắng bản thân bị đột quỵ, vậy có cách nào ngăn ngừa đột quỵ xảy ra được không?

Nếu bạn ở độ trung niên, cao tuổi không muốn có yếu tố nguy cơ bằng cách duy trì huyết áp 130/80mhg có chế độ sinh hoạt khoa học, chúng ta phải thư giãn, tránh stress, căng thẳng có thời gian nghỉ. Trong chế độ ăn uống, hiện nay ăn uống góp phần tăng vữa xơ động mạch, đái tháo đường. Trong chế độ sinh hoạt ăn uống tăng rau xanh, hoa quả chín, hạn chế mỡ động vật ăn ít phủ tạng, không hút thuốc lá, rượu bia. Đây là nguy cơ trường diễn mà chúng ta không biết.

– Trung niên cao tuổi có yếu tố nguy cơ: Bắt buộc đo huyết áp hàng ngày, sáng chiều tối chúng ta ghi vào sổ, những cơ THA rất dễ đến đột quỵ.

Khi có tiền sử THA chúng ta phải đến thầy thuốc, phải uống theo giờ quy định, tất cả chỉ có khả dụng sinh học trong 4 tiếng, không được bỏ thuộc, Với những người trung niên có yếu tố nguy cơ phải khám định kỳ để tìm các yếu tố nguy cơ kịp thời điều chỉnh. Chế độ sinh hoạt tập luyện, phải đi khám bệnh định kỳ yếu tố nguy cơ đó có gì phát sinh.

Nguồn : GS.TS.BS. Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Nguyên GĐ Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện 108
Cùng H Beauty tham khảo cách chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp tại nhà.

HÃY TRUY CẬP ĐỂ NHẬN NGAY TƯ VẤN MUA SẢN PHẨM

  • Website: https://hbeauty.vn/
  • Tư vấn và mua sản phẩm: 0901.105.589
  • Đ/C: 42/9 Đồng Đen, P.14, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh
Mọi thông tin trên web hbeauty.vn chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc, sản phẩm, dịch vụ phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia sức khoẻ chuyên môn.
0901.10.55.89